Lucky88 đưa tin: Khoảng trống lớn phía sau Hoàng Xuân Vinh

VĐV Hoàng Xuân Vinh không còn là cái tên xa lạ với người hâm mộ thể thao nước nhà. Nhưng điều đáng lo là khi mà xạ thủ này đã sắp "về hưu", khoảng cách trình độ giữa anh với các đồng nghiệp trẻ vẫn còn quá lớn.

Xem thêm: https://lucky88.online/news/detail/u23-australia-vs-u23-ai-cap-tip-bong-da-mien-phi-ngay-28072021-

Kỳ tích đã không lặp lại Với việc không thể góp mặt trong tốp 8 VĐV có thành tích thi đấu tốt nhất tại loạt bắn vòng loại ở nội dung 10m bắn súng ngắn nam vào sáng nay 24/7, xạ thủ kỳ cựu Hoàng Xuân Vinh đã chính thức trở thành cựu vương tại Olympic Tokyo 2020, do không có vé dự trận chung kết.

Cách đây 5 năm, tại Olympic Rio 2016, xạ thủ sinh năm 1974 gốc Hà Nội đã mở ra một trang sử vàng cho thể thao Việt Nam khi xuất sắc giành tấm HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam, cũng như về nhì ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm nam.

Hoàng Xuân Vinh Olympic 2020

Kỳ tích đã không lặp lại với xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Tokyo

Tuy nhiên những hào quang cũng như phong độ đỉnh cao của Xuân Vinh cũng đã lùi dần vào quá khứ. Thời gian luôn là kẻ thù của các vận động viên thể thao. Và ở một bộ môn đòi hỏi sự tinh mắt cũng như tâm lý ổn định như bắn súng thì chuyện tuổi tác rất quan trọng.

Hoàng Xuân Vinh tranh tài môn Bắn súng ngắn nam tại Olympic Tokyo 2020 khi đã sắp bước sang tuổi thứ 47. Trong số 36 nam VĐV dự thi vòng loại nội dung này, Xuân Vinh cũng thuộc hệ 'cây đa, cây đề'. Anh chỉ ít tuổi hơn đúng một người là xạ thủ Dikec Yusuf người Thổ Nhĩ Kỳ sinh năm 1973.

Rõ ràng ở cái độ tuổi mà rất hiếm các tay súng còn giữ phong độ để tham dự Thế vận hội như vậy thì việc xạ thủ Hoàng Xuân Vinh không hoàn thành mục tiêu bảo vệ tấm HCV Olympic Rio cách đây 5 năm cũng là điều có thể thông cảm được.

Với việc sang Nhật Bản tranh tài ở kỳ Olympic lần này, đây có lẽ cũng sẽ là giải đấu đỉnh cao cuối cùng mà vị đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự với tư cách một VĐV. Trước đó, anh cũng đã tuyên bố sẽ rút lui ở SEA Games 31 để nhường lại cơ hội cho lớp trẻ.

VĐV Hoàng Xuân Vinh Thời của VĐV Hoàng Xuân Vinh đang dần qua đi

"Tôi không hề cảm thấy hụt hẫng hay tiếc nuối với quyết định này. Sân chơi SEA Games mang lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp cả vui lẫn buồn, nhưng đã đến lúc phải nói lời chia tay để nhường chỗ cho vận động viên trẻ có cơ hội thử sức, tích luỹ kinh nghiệm thi đấu và phát triển tài năng mình", xạ thủ Hoàng Xuân Vinh bày tỏ.

Quyết định rút lui khỏi SEA Games 31 của Hoàng Xuân Vinh khi đó đã khiến nhiều người hâm mộ cảm thấy tiếc nuối. Nó đồng thời cũng khiến đoàn bắn súng Việt Nam có thể mất đi cơ hội giành HCV ở nội dung súng ngắn ở kỳ đại hội sắp tới.

Song về lâu dài, điều này sẽ có lợi cho sự phát triển của các thế hệ VĐV bắn súng Việt Nam kế cận Hoàng Xuân Vinh, bởi có như vậy thì họ mới không còn bị che lấp bởi cái bóng quá lớn của đàn anh.

"Sự cô đơn" của Hoàng Xuân Vinh Có một thực tế là sau thời của Hoàng Xuân Vinh, nền bắn súng nam nước nhà vẫn chưa thể có được những VĐV tài năng như anh. Đó là thực trạng không chỉ diễn ra ở bộ môn bắn súng mà còn ở nhiều môn thể thao cá nhân khác.

Rõ ràng để tìm được những 'tượng đài' như Nguyễn Tiến Minh (cầu lông) hay Vũ Mạnh Cường, Đoàn Kiến Quốc (bóng bàn),... đó không phải điều đơn giản với những người làm thể thao của Việt Nam.

Nhiều năm qua, thể thao nước nhà dù đã có sự quan tâm và đầu tư cho các môn thể thao Olympic. Song điều đó vẫn là chưa đủ để thể thao Việt Nam có những sự chuyển mình khi cả thế giới đều đang thay đổi từng ngày.

Bắn súng Việt Nam Bắn súng Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức để phát triển.

Bắn súng là một trong những thể thao đòi hỏi sự chính xác, bản lĩnh, kinh nghiệm rất lớn của các người chơi. Và để trở thành một xạ thủ giỏi, điều đó cần có những sự đầu tư lớn.

Hẳn là nhiều người đã từng nghe tới thực trạng tập chay của bắn súng Việt Nam khi thiếu thốn trang thiết bị, đạn được. Với công tác đào tạo trẻ ở các địa phương, do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như không có bia điện tử, trường bắn tiêu chuẩn hay chuyện thiếu thốn đạn để tập luyện nên điều này cũng là cản trở cho công cuộc tìm kiếm nhân tài trong làng bắn súng Việt Nam.

Do là môn đặc thù, liên quan đến súng đạn nên môn bắn súng ngắn nói riêng và bộ môn bắn súng nói chung cũng không dễ để phát triển phong trào tập luyện như các môn Bóng đá, điền kinh, bơi, võ thuật hay vật.

Chia sẻ về việc tìm hậu duệ cho Hoàng Xuân Vinh ở môn súng ngắn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Bắn súng Việt Nam,Nguyễn Thị Nhung khẳng định: "Không thể có ngay 'Hoàng Xuân Vinh phiên bản 2' được. Muốn cây đơm hoa, kết trái, thì trước hết chúng ta phải trồng".

Khoảng trống lớn phía sau Hoàng Xuân Vinh Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh được học hỏi giao lưu cùng “tượng đài” bắn súng Hàn Quốc Jin Jong-oh

Quá trình này theo vị chuyên gia lâu năm kinh nghiệm của bắn súng Việt Nam có thể kéo dài không chỉ 6-8 năm mà có thể là 10 năm hoặc còn lâu hơn thế.

"Năm 2006, khi tôi lên dẫn dắt đội tuyển bắn súng, Hoàng Xuân Vinh đã có khoảng 5-6 năm “ăn cơm tuyển” và trước đó là vài năm tập luyện trong môi trường bắn súng quân đội. Hoàng Xuân Vinh lúc đó đã có đóng góp vào những tấm HCV đồng đội của bắn súng Việt Nam tại các kỳ SEA Games, HCĐ đồng đội ASIAD 2006.

Nhưng phải đến SEA Games 2007 (Thái Lan), nghĩa là mất khoảng hơn 10 năm chăm chỉ rèn giũa, Hoàng Xuân Vinh mới chạm tới HCV cá nhân SEA Games. Và từ năm 2007 đến 2016, Hoàng Xuân Vinh mất thêm gần 9 năm nữa để vươn tới đỉnh cao Olympic", bà Nhung nói tiếp.

Hoàng Xuân Vinh HCV Olympic Rio 2016 Để thành công trong bắn súng cần phải có sự kiên trì và nỗ lực.

Như vậy, từ một VĐV bình thường, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã phải mất ngót nghét 20 năm để đạt tới đẳng cấp quốc tế. Và trong hành trình này, anh đã luôn nhận được những sự đầu tư trọng điểm, năm nào cũng được tạo điều kiện đi tập huấn, thi đấu quốc tế. Đây là điều mà không phải một VĐV bắn súng nào cũng dám mơ tới.

Vì thế, để kỳ tích Olympic tái hiện, ngành thể thao Việt Nam cũng như bộ môn Bắn súng sẽ còn rất nhiều đầu việc sẽ phải làm. Nhưng trên tất cả, họ sẽ phải có một chiến lược phát triển lâu dài cùng sự đầu tư lớn hơn cho các xạ thủ.

Nếu làm được như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng trong tương lai những Trần Quốc Cường, Nguyễn Đình Thành, Phan Xuân Chuyên, Phan Công Minh, Phạm Quang Huy,... sẽ lại mang Vàng Olympic về cho nước nhà.

Nhìn lại tấm HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016: Kỷ lục Olympic bị phá vỡ trong tấm HCV đầu tiên tại Thế vận hội Tokyo 2020Kỷ lục Olympic bị phá vỡ trong tấm HCV đầu tiên tại Thế vận hội Tokyo 2020 Cách đây ít phút, đoàn thể thao Trung Quốc đã có được tấm HCV đầu tiên ở bộ môn bắn súng trường hơi cá nhân 10m nữ.Thêm một kỷ lục nữa bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020Thêm một kỷ lục nữa bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020 Với việc giành 244,8 điểm để giành tấm HCV, VĐV bắn súng Iran Javad Foroughi đồng thời cũng xô đổ kỷ lục cũ ở nội dung Chung kết 10m súng ngắn nam trong lịch...Tiểu sử vận động viên Hoàng Xuân Vinh bộ môn bắn sún


トップ   編集 凍結 差分 バックアップ 添付 複製 名前変更 リロード   新規 一覧 単語検索 最終更新   ヘルプ   最終更新のRSS
Last-modified: 2021-07-27 (火) 10:32:29 (996d)